Giỏ Hàng đang trống!
Ảnh minh họa
Chip máy tính để bàn (hay còn gọi là CPU) là một mạch xử lí dữ liệu theo chương trình được thiết lập trước bao gồm các mạch điện chứa các linh kiện bán dẫn và các linh kiện điện tử thụ động được kết nối với nhau. CPU là bộ não chính của máy tính, nó thực thi tất cả các tác vụ xử lý và kiểm soát hoạt động của tất cả các bộ phận trong máy tính.
Là một bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên với tốc độ ghi - đọc rất nhanh, Ram lưu trữ thông tin hiện hành để CPU có thể truy xuất và xử lý. Điều đặc biệt là dữ liệu trên RAM sẽ không được lưu lại khi bạn tắt máy tính. Dung lượng Ram càng lớn thì càng tốt cho hệ thống của bạn vì lượng công việc mà nó giải quyết được sẽ nhiều hơn.
Bộ nguồn (PSU) là một thiết bị phần cứng rất quan trọng, nó sẽ cung cấp điện cho các bộ phận và thiết bị khác của máy tính, đáp ứng năng lượng cho máy tính hoạt động. Chọn bộ nguồn tốt là điều rất cần thiết vì nó sẽ quyết định đến tuổi thọ, độ bền, sự ổn định,… của toàn bộ hệ thống phần cứng của máy tính.
Ổ đĩa cứng (hay còn gọi là ổ cứng - HDD) là bộ phận lưu trữ tất cả các dữ liệu của người dùng trong máy tính, chúng luôn được lưu trữ cà cập nhật thường xuyên. Ổ cứng ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề như: độ bảo mật của dữ liệu cá nhân, tốc độ chép xuất dữ liệu hay tốc độ khởi động máy,... Những dữ liệu bị mất do hư hỏng phần cứng của ổ đĩa cứng thường rất khó hồi phục lại được. Và ổ cứng có 2 loại: HDD và SSD.
Ngoài việc có nhiệm vụ bảo vệ và gắn kết các bộ phận của máy tính, vỏ máy cũng mang chức năng phân tỏa nhiệt ra môi trường bên ngoài. Vỏ máy rất đa dạng, từ chất liệu đến mẫu mã nên các bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn.
Ổ đĩa quang một loại thiết bị dùng để đọc các loại đĩa quang. Đĩa quang trong các máy vi tính bao gồm ổ đọc dữ liệu (Read-only) và ổ đọc-ghi kết hợp (Burn and Read). Sử dụng các đĩa quang để lưu trữ dữ liệu hay cài đặt phần mềm cũng là một lựa chọn tốt.
Bảng mạch Mainboard (Bo mạch chủ - Motherboard) có vai trò là nền tảng của một bộ máy tính, được đặt ở vị trí trung tâm thùng máy. Nó phân phối điện cho CPU, RAM,... và tất cả các thành phần khác trong phần cứng của máy tính. Điều quan trọng là bo mạch chủ tạo ra mối liên kết giữa các thành phần này với nhau.
Một chiếc máy tính đủ mạnh để hoạt động tốt, đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu làm việc của bạn là chiếc máy thỏa mãn các điều kiện sau:
Chip máy tính: Đối với tiêu chuẩn văn phòng, gia đình và học sinh thì bạn chỉ cần chọn chip Core i3 là được, nếu dùng cho các tác vụ xử lý cao hơn như đồ hoạ, game... thì cần cao hơn.
RAM: Bạn nên chọn RAM từ 4GB trở lên. Hoặc bạn cũng có thể chọn loại 2GB, tuy nhiên tốc độ xử lí công việc sẽ chậm hơn một chút nên loại này không khuyến khích dùng.
Bộ nguồn: Chỉ cần loại từ 500W là máy tính bạn đủ công suất để thực hiện công việc. Không cần loại công suất quá lớn vì như vậy sẽ bị hao hụt chi phí mà còn dư thừa.
Ổ cứng: Ổ cứng phù hợp nhất là 1.5TB. Nhưng tùy thuộc vào công việc của bạn mà có thể mua loại ổ cứng khác. Lời khuyên là bạn nên chọn máy tính có tích hợp sẵn SSD để tăng tốc xử lý các tác vụ trên máy.
Vỏ máy (Case): Phần vỏ máy tính có thể được mua từ nhiều hãng khác nhau tùy thuộc vào mỗi công ty.
Ổ đĩa quang: Tuy không quá quan trọng nhưng máy tính bạn cũng nên trang bị để thỉnh thoảng sử dụng hoặc cài lại hệ điều hành (dễ dàng hơn khi cài đặt từ USB).
Mainboard: Điều này phụ thuộc vào loại chip và RAM mà bạn đã lựa chọn để có loại bo mạch chủ sao cho phù hợp.
Ngoài ra, về màn hình có độ lớn khoảng 24 inch trở xuống và độ phân giải full HD là đã đáp ứng tốt nhu cầu làm việc; tần số quét từ 60 -75 Hz; tấm nền TN (để đỡ mỏi mắt), nhưng lại không đẹp bằng màn hình IPS, bạn có thể cân nhắc nhu cầu và lựa chọn phù hợp.
SN