Vào năm 2015 Dell mua lại EMC, đây là vụ thâu tóm đắt giá nhất ngành công nghệ. Nếu thương vụ giữa Microsoft và TikTok sắp tới thành công thì được dự đoán sẽ đứng vị trí thứ 2 về giá trị tài sản.


Dưới sức ép, TikTok phải bán mình cho một doanh nghiệp Mỹ nếu không muốn bị cấm. Microsoft đang là ứng viên tiềm năng khi xác nhận đàm phán mua lại bộ phận hoạt động của TikTok tại Mỹ từ tay ByteDance, với giá được các nhà đầu tư đưa ra là 50 tỷ USD. Nếu đây là con số chính xác, Microsoft mua lại TikTok sẽ trở thành thương vụ thâu tóm lớn thứ 2 trong lịch sử công nghệ.

Google mua lại Motorola Mobility với giá 12,5 tỷ USD (2011): Đây là thương vụ đình đám thời điểm ấy bởi Google là công ty phần mềm, trong khi Motorola là công ty phần cứng. Nhưng năm 2014, Google bán lại Motorola Mobility cho Lenovo với giá 2,91 tỷ USD.

Symantec mua lại Veritas Software với giá 13,5 tỷ USD (2004)

Amazon mua lại Whole Foods với giá 13,7 tỷ USD (2017)

Intel mua lại MobileEye với giá 15 tỷ USD (2017): Mục tiêu của Intel khi mua lại MobileEye là phát triển những chiếc “taxi robot” thay vì áp dụng công nghệ tự lái lên ôtô tiêu dùng.

Salesforce mua lại Tableau với giá 15,7 tỷ USD (2019)

Walmart mua lại Flipkart với giá 16 tỷ USD (2018)

Nokia mua lại Alcatel-Lucent với giá 16,6 tỷ USD (2015): Hiện Nokia là một trong những đơn vị cung cấp hạ tầng 5G lớn nhất thế giới.

Facebook mua lại WhatsApp với giá 22 tỷ USD (2014): Thương vụ tốn kém này giúp Facebook tiếp cận hàng chục triệu người dùng tiềm năng. 


HP mua lại Compaq với giá 25 tỷ USD (2001): Đây là thương vụ mua bán, sáp nhập tồi tệ nhất ngành công nghệ. Không chỉ khiến hàng chục nghìn nhân viên mất việc, sự thất bại của thương vụ đã được báo trước bởi nhiều cổ đông lớn - trong đó có Walter Hewlett, con trai của đồng sáng lập William Redington Hewlett.

Microsoft mua lại LinkedIn với giá 26,2 tỷ USD (2016): Đây là cột mốc đánh dấu kỷ nguyên mới trong hoạt động mua bán của Microsoft. Từ 2016, Microsoft cho phép các công ty được mua lại hoạt động tự do.

SoftBank mua lại ARM với giá 31 tỷ USD (2016): Thời điểm đó, ARM là thương vụ thâu tóm lớn nhất mà SoftBank từng thực hiện. Hiện tại, tập đoàn Nhật Bản muốn bán ARM cho doanh nghiệp khác, một trong những cái tên tiềm năng là hãng sản xuất chip NVIDIA đến từ Mỹ.

IBM mua lại Red Hat với giá 34 tỷ USD (2018): Thương vụ này giúp Intel sở hữu loạt phần mềm phổ biến như Red Hat Enterprise Linux, Red Hat Virtualization. 

Avago mua lại Boardcom với giá 37 tỷ USD (2015)


Dell mua lại EMC Corporation với giá 67 tỷ USD (2015): Đây đang là vụ thâu tóm đắt giá nhất lịch sử công nghệ. Kết hợp sản phẩm của 2 công ty giúp Dell tiến xa hơn trong các dịch vụ điện toán doanh nghiệp, cho phép EMC thoát khỏi sức ép từ nhà đầu tư do tình hình kinh doanh suy giảm.

LK