Tập đoàn Intel (Integrated Electronics) là nhà sản xuất nổi tiếng hàng đầu thế giới về bộ xử lí vi mạch và hệ thống chip điện tử, ngày nay hầu hết tấ cả hệ thống đều đang chạy bằng các bộ xử lí, chip điện tử của Intel. Cả 2 dòng CPU Intel Xeon và Core i3, i5, i7 đều là bộ xử lý do Intel sản xuất.


Ảnh minh họa

Sau khi dòng CPU Xeon mới E3, E5, E7 được Intel cho ra mắt với nhiều tính năng ưu việt và mạnh mẽ đã tạo nhiều băn khoăn cho người dùng khi quyết định lựa chọn nên sử dụng CPU Xeon hay Core i7, đặc biệt là với các doanh nghiệp có sử dụng hệ thống server. 

Các bộ vi xử lý và chip điện tử do Intel nghiên cứu và sản xuất

1. CPU Xeon và Core i7 có gì khác biệt

Bộ xử lý Core i7 được ra đời từ năm 2009 bởi Tập đoàn Intel, được xem là bước đột phá trong việc nâng cấp bộ xử lý của desktop, laptop và thiết bị di động thêm mạnh mẽ, tiết kiệm năng lượng và các tính năng mới so với Core i3 và Core i5. 

Sau đó vài năm tại diễn đàn IDF vào tháng 4/ 2013 diễn ra ở Bắc Kinh, Intel đã ra mắt 3 dòng CPU server Intel Xeon mới là Xeon E3, E5 và E7 dành cho doanh nghiệp. Cũng giống như Core, các dòng CPU intel Xeon mới lần lượt được ra đời và nâng cấp ngày càng hiện đại hơn.

Điểm khác nhau lớn nhất của 2 dòng sản phẩm này chính là chip Core i7 được sản xuất cho desktop, máy laptop, còn CPU Intel Xeon chủ yếu nhắm vào các dòng server, workstation của doanh nghiệp. Đặc biệt dòng Xeon E3 là vi xử lý hướng tới các máy chủ ở cấp thấp (low-end server), máy chủ cỡ nhỏ (microserver), và cũng là vi xử lý dành cho server đầu tiên được sản xuất dựa trên nền tảng vi kiến trúc Haswell của Tập đoàn Intel. 

CPU Xeon có khả năng cho phép máy chủ dùng chung nhiều CPU

Điểm khác nhau thứ 2 là khả năng cho phép sử dụng kết hợp nhiều CPU. Chip Xeon có loại có nhiều loại từ dùng cho 1 CPU, 2 CPU đến loại dùng nhiều từ 4 đến 8 CPU hoặc hơn nữa. Loại Xeon dùng nhiều CPU thì giá khá cao phù hợp với hệ thống máy chủ high-end, phổ biến nhất là loại Xeon dùng 2 CPU với thiết kế 2 QPI (QuickPath Interconnect) được dùng chéo qua nhau và sử dụng cho giao tiếp với ram server và mainboard server. Còn ở Core i7 thì Intel tắt đi 1 cái QPI (QuickPath Interconnect) (vẫn có trên CPU nhưng bị tắt đi) nên không chạy một lúc 2 hay nhiều CPU được. Ngay cả Intel® Core™ i7 thế hệ thứ 6 mới nhất hiện nay cũng chỉ dùng được 1 CPU.

Điểm khác nhau thứ 3 là tuy CPU Xeon có thêm khả năng dùng RAM ECC và 1 số thông số nhỏ (nhưng phải được mainboard hỗ trợ) mà dòng Core i7 không có. Mà trong môi trường máy chủ (server) thì quan trọng nhất là khả năng dùng RAM ECC, băng thông trong RAM nhiều, đa luồng và khả năng dùng được nhiều CPU cho sever, đây cũng chính điều này mang lại nhiều ưu thế cho CPU Xeon.

Điểm khác nhau cuối cùng là khả năng tiêu thụ điện: dòng Xeon tiêu thụ điện năng ít hơn so với dòng Core i7 với thông số kỹ thuật tương đương. Với máy tính cá nhân có thể điều này không quan trọng, nhưng đối với hệ thống máy chủ được sử dụng nhiều CPU thì con số tiêu thụ điện năng khá lớn, ảnh hưởng đến chi phí hoạt động chung của doanh nghiệp.

2. Nên dùng CPU Xeon hay Core i7 cho server ?

Từ những khác biệt trên ta có thể thấy CPU Xeon có ưu thế hơn hẳn so với Core i7 nếu chạy trong môi trường máy chủ (server), workstation (máy trạm) của doanh nghiệp.

Vậy nhiều người thắc mắc nếu sử dụng CPU Intel Xeon cho desktop, latop có chạy được không và hiệu suất như thế nào so với Core i7? Sự thật là CPU Intel Xeon vẫn có thể chạy rất tốt trên máy tính cá nhân. Tất cả những ưu điểm được trên CPU Core i7 vẫn sẽ chạy tốt với CPU Xeon. Tuy nhiên nếu muốn sử dụng CPU Intel Xeon thì bạn phải xem kỹ lúc chọn mainboard. Mainboard thường dành cho máy tính cá nhân cũng được nhưng phải hỗ trợ CPU Xeon qua thông số socket. Nếu muốn RAM ECC chạy được thì phải có mainbroad dành riêng cho workstation, tuy nhiên giá sẽ cao hơn main thường, RAM ECC cũng đắt hơn. Nếu ai muốn dùng CPU Intel Xeon cho máy tính cá nhân thì phải đầu tư thêm chi phí. Còn nếu bạn nghĩ đến việc sử dụng Core i7 cho hệ thống server, workstation thì dĩ nhiên là chưa được phù hợp lắm. Core i7 sẽ phù hợp với máy tính cá nhân, với nhu cầu giải trí, chơi game, tần suất hoạt động không thường xuyên.

SN