Sự bền bỉ kéo dài gần 50 năm này đã bị phá vỡ trong vòng hai tuần, sau khi Intel đưa ra báo cáo tài chính quý 2 năm 2020.


Kể từ khi thành lập cách đây gần 50 năm, Intel đã trở thành biểu tượng của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Gã khổng lồ ở Thung lũng Silicon luôn tuân thủ thiết kế và sản xuất chip “kép”. Đồng thời Intel có thế mạnh kinh doanh bao trùm toàn bộ chuỗi công nghiệp từ thiết kế, sản xuất cho đến đóng gói và thử nghiệm.

Nhưng sự bền bỉ kéo dài gần 50 năm này đã bị phá vỡ trong vòng hai tuần, sau khi Intel đưa ra báo cáo tài chính quý 2 năm 2020.

Báo cáo này đã khiến giá cổ phiếu của Intel đã giảm mạnh gần 18%. Đối với Intel, công ty có giá trị thị trường 200 tỷ USD, đợt lao dốc này đã làm bốc hơi khoảng 15% giá trị thị trường. Chưa kể đến, trong hai tuần qua, giá cổ phiếu của Intel tiếp tục lao dốc, dao động ở mức 48 USD.

Mặt khác, hai đối thủ lớn nhất của Intel trong các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi khác nhau bao gồm AMD và TSMC đều tăng hơn 10% trong ngày.

Theo truyền thông Đài Loan, Intel đã đặt hàng 180.000 chip 6nm do TSMC sản xuất vào năm 2021 và năng lực xử lý tiên tiến của hãng này đã được đặt trước nửa đầu năm 2021.

“TSMC đã thay thế Intel trở thành trung tâm của thị trường hơn 400 tỷ USD này, và kỷ nguyên của chip Mỹ đã kết thúc”, một nhà phân tích của Bloomberg nhận định.

LK